Cách ủ phân chuồng với trichoderma hiệu quả | Không phải ai cũng biết

Cách ủ phân chuồng với trichoderma hiệu quả | Không phải ai cũng biết

| |CẨM NANG NÔNG NGHIỆP

Phân chuồng là một loại phân bón hữu cơ quen thuộc được bà con sử dụng phổ biến có thể tự ủ phân tại nhà bằng phương pháp ủ truyền thống hoặc phương pháp ủ bằng chế phẩm sinh học. Hiện nay cách ủ phân chuồng với trichoderma ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người áp dụng. Hãy cùng SenAgri tìm hiểu phương pháp ủ phân chuồng với trichoderma hiệu quả - không phải ai cũng biết trong bài viết dưới đây nhé! 

Vì sao nên ủ phân chuồng với trichoderma?

Trichoderma là loại nấm đối kháng có lợi cho cây trồng, nó có khả năng giúp đất cố định đạm, hiệu quả trong việc giúp đất phân giải phân lân, tiêu diệt những chủng nấm có hại gây bệnh cho cây trồng,…Vì vậy, ủ phân chuồng với trichoderma là phương pháp tạo ra phân bón hữu cơ chất lượng cao được ưa chuộng hiện nay. 

Trong phân chuồng chứa một số loại độc tố như các các chất kích thích, kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh cũng như các yếu tố hữu cơ khác, nếu ủ phân chuồng trực tiếp vào đất sẽ khiến đất bị mất cân bằng gây ra những tác hại không đáng có. Do đó việc ủ phân chuồng với trichoderma sẽ giúp xử lý triệt để những chất độc hại này mang lại hiệu quả cho đất trồng.

Xem thêm: Các sản phẩm phân chuồng tại SenAgri

Nguyên liệu, dụng cụ ủ phân chuồng với trichoderma

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- Phân chuồng: có thể  sử dụng phân của gia súc như trâu, bò, lợn, gà, vịt… hoặc phân của các loài động vật khác ( nên chọn phân đã khô và không có mùi hôi quá nặng)

- Chế phẩm sinh học chứa trichoderma: có thể mua chế phẩm này ở các cửa hàng nông nghiệp hoặc tự làm theo các công thức trên mạng (chế phẩm này có dạng bột hoặc viên và có màu xanh lá cây hoặc xám)

- Nước: nên sử dụng nước sạch và không có chất ô nhiễm (nước có vai trò quan trọng trong quá trình ủ phân chuồng vì nó giúp duy trì độ ẩm và kích hoạt sự sống của trichoderma)

- Xác bã thực vật: có thể sử dụng rơm rạ, vỏ đậu, xơ dừa, vỏ trấu, lục bình…

- Cám gạo: có thể sử dụng cám gạo để trộn làm tăng hiệu quả trong quá trình trộn

Dụng cụ ủ phân chuồng với trichoderma

- Bao nilon hoặc bao tải để che phủ: bạn sẽ dùng bao nilon hoặc  bao tải để che phủ phân chuồng sau khi ủ (nên chọn bao nilon hoặc bao tải để che phủ có kích thước vừa phải để dễ dàng xử lý và vận chuyển)

- Xẻng, xô, găng tay: sẽ dùng xẻng để xúc phân chuồng vào xô, găng tay để bảo vệ tay khi tiếp xúc với phân chuồng và chế phẩm sinh học.

Các bước tiến hành ủ phân chuồng với trichodermar đơn giản, hiệu quả

Để mang lại thành phẩm tốt, SenAgri sẽ hướng dẫn bạn các bước tiến hành ủ phân chuồng với trichoderma đơn giản, hiểu quả thông qua các bước cụ thể như sau: 

Bước 1: Trộn đều chất độn với chế phẩm Trichoderma

Bạn dùng cuốc hoặc xẻng để xắt nhỏ các chất độn thành từng miếng nhỏ. Sau đó, trộn đều chất độn với chế phẩm Trichoderma. Bạn có thể thêm cám gạo giúp tăng hiệu quả của quá trình ủ (nên sử dụng hết chế phẩm Trichoderma trong một lần, nếu không thể sử dụng hết ngay phải  đậy kín nắp)

Bước 2: Xếp phân chuồng thành đống

Bạn tiến hành rải phân chuồng có độ dày khoảng 7 - 10 cm. Lưu ý xếp phân chuồng sao cho không quá dày hoặc quá mỏng để tránh xảy ra tình trạng thiếu oxy hoặc quá nóng. Bạn cũng cần xếp phân chuồng sao cho nó không tiếp xúc với đất để tránh bị lây nhiễm các vi sinh vật từ đất.

Bước 3: Tưới dung dịch chế phẩm sinh học lên phân chuồng

Bạn lấy dung dịch đã pha ở bước 1 và tưới lên các đống phân chuồng. Bạn tưới sao cho dung dịch thấm đều vào từng lớp phân chuồng hoặc có thể dùng bình xịt hoặc xô để tưới dung dịch (mỗi đống phân chuồng khoảng 2 tấn cần tưới khoảng 20 lít dung dịch)

Bước 4: Che phủ và quan sát các đống phân chuồng

Sau khi đã tưới dung dịch xong, bạn cần che phủ các đống phân chuồng bằng nilon hoặc rơm rạ để giữ ẩm và duy trì nhiệt độ cho quá trình ủ. Chú ý che kín các mép của nilon hoặc rơm rạ để không để khí thoát ra.

Bạn cần quan sát thường xuyên các đống phân chuồng trong quá trình ủ. Nếu thấy xuất hiện mùi hôi hay quá khô hoặc quá ẩm bạn cần đảo trộn lại phân và tưới thêm nước để giảm nhiệt độ và cung cấp oxy cho vi sinh vật

Bước 5: Thu hoạch và sử dụng

Thời gian ủ phân chuồng với trichoderma sẽ khoảng 25- 45 ngày, bạn có thể thu hoạch được thành phẩm. Kết quả sẽ đem lại phân có màu nâu sẫm, không có mùi hôi thối, không còn hạt cỏ hay mầm bệnh. Phân có độ ẩm từ 30 – 40% và có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Lưu ý trong quá trình ủ phân với Trichoderma

Để đem lại hiệu quả cao nhất với phương pháp ủ phân với trichoderma cần có những lưu ý như sau:

- Chọn loại phân chuồng và trichoderma thích hợp: Thông thường nên chọn phân chuồng từ các loại gia súc hoặc gia cầm. Nên chọn loại trichoderma có chất lượng tốt, uy tín để đem lại hiệu quả cao. Bạn nên sử dụng trichoderma dạng bột hoặc viên và có màu xanh lá cây hoặc xám

- Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cần thiết: Cần chuẩn bị đủ phân chuồng và trichoderma với tỷ lệ và liều lượng đủ dùng ( khuyến cáo tỷ lệ 1kg trichoderma cho 1 tấn phân chuồng). Bạn cũng nên chuẩn bị dụng cụ như: bao nilon, cuốc xẻng,bình tưới...để hỗ trợ trong quá trình ủ.

Xem thêm: Các sản phẩm về phân bò, phân bò hoai mục nếu bạn quan tâm.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp ủ phân chuồng với trichoderma hiệu quả, thông qua cách thức thực hiện đơn giản mang lại kết quả như mong đợi nhé!

VÌ NÔNG NGHIỆP SẠCH